» BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
  • Pháp lý bảo trì công trình
  • Kế hoạch bảo trì công trình
  • Các hình thức bảo trì
  • Xác định tình trạng của công trình
  • Các gọi dịch vụ sicom cung cấp
  • Các nghiên cứu đã được công bố
Kế hoạch bảo trì công trình

KẾ HOẠCH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH


1. Kế hoạch bảo trì công trình được lập hằng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được duyệt và hiện trạng công trình, bao gồm các nội dung sau:

a) Tên công việc thực hiện;

b) Thời gian thực hiện;

c) Phương thức thực hiện;

d) Chi phí thực hiện.

Riêng đối với nhà chung cư, Điều 33 Thông tư số 02/2016/TT-BXD quy định:

- Chủ đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì để báo cáo hội nghị nhà chung cư lần đầu thông qua; đối với hội nghị nhà chung cư các lần kế tiếp thì Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm phối hợp với đơn vị quản lý vận hành hoặc đơn vị có năng lực bảo trì lập kế hoạch bảo trì để báo cáo hội nghị nhà chung cư thông qua.
- Nội dung kế hoạch bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm:

i) Các hạng mục sẽ thực hiện bảo trì trong năm và dự kiến cho 03 đến 05 năm sau đó; dự kiến các hạng mục bảo trì đột xuất trong năm (nếu có);
ii) Thời gian và tiến độ thực hiện đối với từng hạng mục cần bảo trì trong năm;
iii) Dự kiến kinh phí để thực hiện từng hạng mục bảo trì;
iv) Trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện của các chủ sở hữu có liên quan đến khu vực cần bảo trì; trách nhiệm kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc bảo trì của Ban quản trị nhà chung cư;
v) Các vấn đề khác có liên quan.

2. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm lập và phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình để làm căn cứ thực hiện bảo trì công trình.

Đối với công trình có nhiều chủ sở hữu, các chủ sở hữu có trách nhiệm xem xét, thỏa thuận thống nhất kế hoạch bảo trì đối với phần sở hữu chung của công trình theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì.

4. Việc sửa chữa công trình, thiết bị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ chi phí, thủ tục được thực hiện như sau:

a) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 500 triệu đồng thì chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tự quyết định về kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau: tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành;

b) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên thì chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

5. Đối với công việc sửa chữa công trình không sử dụng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, khuyến khích chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tham khảo, áp dụng các nội dung về trình tự thực hiện bảo trì công trình như sau (Điều 37 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP):

a. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng.
b. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình xây dựng.
c. Thực hiện bảo trì và quản lý chất lượng công việc bảo trì.
d. Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình.
e. Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng, và
f. Sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất.

 

  Dịch vụ khác
   » TƯ VẤN THIẾT KẾ
 » THI CÔNG NỘI THẤT
 » THI CÔNG CÔNG TRÌNH
 » ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
 Lượt truy cập: 18589610
 Đang truy cập: 4
Địa chỉ 1: 111/36 đường Xóm Chiếu, P 16, Q4                               Địa chỉ 2: 47-57 Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp HCM
Địa chỉ 3: số 3 lô A, 160 Nguyễn Văn Quỳ, P Phú Thuận, Q7         Điện thoại: 0909 491 334, đường dây nóng: 0909 207 578
Website: www.sicom.com.vn - Email: info@sicom.com.vn